Vài nét về Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh
Hòa thượng xuất gia từ thuở ấu niên, đệ tử của Hòa Thượng tiến sĩ Thích Huyền Vi Tăng thống giáo hội Phật giáo Linh Sơn Thế giới. Hòa thượng là người có ý chí tu học, lại mang đại nguyện hoằng đạo giúp đời và lúc nào cũng hăng say trong tinh thần phụng sự đạo pháp và dân tộc. Hòa Thượng được đào tạo tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang, nơi đã sản xuất nhiều nhân tài Phật giáo hiện đang hành đạo và lãnh đạo Phật giáo khắp nơi trên thế giới.
Về học vấn, Hòa thượng Tịnh Hạnh đã hoàn tất chương trình Đại học Phật giáo, đã có cao học và tiến sĩ quốc gia văn triết học tại đại học quốc lập sư phạm Đài Loan.
Về phục vụ, Hòa thượng đã lập giảng đường Linh Sơn tại Đài Bắc Thủ đô đảo quốc Đài Loan với mục đích đào tào nhân tài phật giáo và hướng dẫn người tu tập theo pháp khí công Thiền tọa là phương pháp mới do chính Hòa thượng tổng hợp Thiền và Lão để sáng tạo thành pháp môn tu tập mới luyện thân tu tâm. Pháp môn nầy đã thu hút đủ lớp hạng người. Hòa thượng còn là giáo sư chánh ngạch về môn văn triết học của Đại học quốc lập Trung Hưng Đài Loan.
Là một nhà sư Việt Nam khoa bảng sống trên xứ Đại Loan mang ý chí cầu tiến, với tinh thần vị tha thương đạo gíup đời, Hòa thượng đã hằng chục năm ăn gạo lức muối mè, sống đời thanh đạm bình dị trường kỳ như thế để lập nguyện phục hưng Phật giáo Trung Hoa và để hoàn thành tâm nguyện thành lập Đại Tạng Kinh bằng Việt ngữ.
Một mình một bóng, Hòa thượng độc hành dũng mãnh mang đại nguyện lên đường phục vụ, mọi ngườỉ cảm phục, nhưng chẳng mấy ai tin tưởng thành công, vì trước mắt chống gạỉ nguy khó trùng trùng, chẳng khác nào như ngày xưa Huyền Trang lập nguyện đi Tây phương thỉnh kinh gặp phải vô vàn chướng duyên nghịch cảnh. Ví thử sự đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có chi nào. Thật vậy, đất trời đâu phụ lòng người có chí. Xưa nay nhân qủa nào sai. Có bao kẻ vì đại nghĩa đã nêu gương sáng cho đời. Ngày nay Hòa thượng Tịnh Hạnh tại Đài Loan là một danh tăng trong những danh tăng hy hữu, làm chủ dãi núi lớn tương lại có thể là Đại tùng lâm hoặc Đại học, có giảng đường ở khắp ba miền đài Trung, Nam, Bắc với hàng ngàn đệ tử tăng tục, khiến cho người bản xứ phải nể phục. Hòa thượng Tịnh Hạnh xứng với câu ‘Đem chuông đi đánh xứ người’
Nhưng đâu phải chỉ thế thôỉ đặc biệt hiện nay Hòa thượng Tịnh Hạnh là người duy nhất phát động công tác hình thành Đại Tạng Kinh Việt ngữ. Bởi mang đại nguyện làm phong phú văn hóa nước nhà và thỉết tha với tiền đồ đạo pháp, Hòa thượng đã tự xuất tiền ra bôn ba khắp nơỉ trên đất nước Vỉệt Nam để tìm người có khả năng mời thỉnh tham gia vào công tác dịch kinh đồng thời trang trải kinh phí để họ an tâm trong vấn đề dịch thuật. Hòa thượng Tinh Hạnh gánh vác công tác phật sự nầy không những chỉ tốn mất công lao nhiều năm tháng, mà còn đòi hỏi ngân khoản kinh phí to lớn vô cùng. Nếu không phải là hùng tâm đại nguyện, thì đối trước những chướng duyên nghịch cảnh lao tâm nhọc sức, tốn hao tiền tàỉ, khó mà vững chí bền lòng, nhưng Hòa thượng Tịnh Hạnh vẫn ôm hoài bảo, bằng bất cứ giá nào cũng phải thực hiện sở nguyện của mình.
Miên, Lào, Thái, Nhật, Đại Hàn đều có Tạng Kinh bằng chữ của họ là vì sao? còn Việt Nam ta tự hào bốn ngàn năm văn hiến, đạo Phật có mặt với dân tộc Việt ngót hai ngàn năm, giáo lý đạo Phật đã thấm sâu vào lòng dân Việt, nhân tài tăng tục chẳng thiếu chi, mà sao mãi đến nay vẫn chưa có Đại Tạng Kinh bằng Việt ngữ?, Bao nhiêu người đã thao thức vấn đề nầy? Hay chỉ lo cất chùa to Phật lớn mà nội dung khô cằn!.
Sự thăng trầm của Phật giáo liên hệ mật thiết với sự thịnh suy của dân tộc. Do vậy, nên điều gì lợi ích cho Phật giáo cũng có nghĩa là lợi ích cho dân tộc. Công cuộc thực hiện Đại Tạng Kinh chữ Việt là điều đáng ca tụng, là việc làm lịch sử. Từ ý nghĩa trọng đại cao quý đó, tất cả mọi người Việt chúng ta đều có bổn phận hổ trợ tinh thần cùng như vật chất, cũng là cách góp tâm sức vào công tác hình thành đại Tạng Kinh Việt Ngữ, để cho Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh có được thuận duyên hoàn thành đại nguyện có tánh cánh lịch sử văn hóa dân tộc và đạo pháp nầy.
Hoa kỳ, ngày 15 tháng 7 năm 1999